Đã bị suy thận thì không nên ăn gì?
Triệu chứng bệnh suy thận trầm trọng hơn, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong nếu có chế độ ăn uống bất hợp lý. Vậy đã bị suy thận thì không nên ăn gì? – Dưới đây là lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng Hoàng Ngọc Bích. […]
Triệu chứng bệnh suy thận trầm trọng hơn, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong nếu có chế độ ăn uống bất hợp lý. Vậy đã bị suy thận thì không nên ăn gì? – Dưới đây là lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng Hoàng Ngọc Bích.
Huyết áp, cân nặng, cholesterone, hàm lượng đường trong máu được cho là có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh suy thận. Thông thường, người bệnh suy thận được khuyến cáo: Mỗi ngày chỉ nên dùng chất đường bột từ 300g – 450g; đạm 20 – 27g; khoáng – vitamin như người bình thường và tổng số calo năng lượng 1.600- 2.000 kcalo. Đây là thực đơn chuẩn, giúp bệnh nhân kiểm soát được 4 yếu tố trên để hỗ trợ chữa trị và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.

Rau xanh, trái cây ít ngọt, thực phẩm giàu chất bổ dưỡng, nước,… chính là những thực phẩm bệnh nhân suy thận nên sử dụng. Bên cạnh đó, cũng nên lưu ý bị suy thận kiêng ăn gì.
➥ Gợi ý:
- cách chữa suy thận từ cây thuốc quanh nhà
- Thận yếu nên ăn gì?
Người bị suy thận không nên ăn gì?
1 – Thực phẩm giàu natri
Một trong những nguyên tắc ăn uống đầu tiên được khuyến cáo cần áp dụng cho người bệnh suy thận đó là ăn nhạt, không nên ăn quá 2-4g muối mỗi ngày. Và đặc biệt với người bị tăng huyết áp kèm theo thì cần hạn chế việc ăn các thức ăn mặn, nước khoáng chứa nhiều natri đến mức thấp nhất.

Bởi lẽ, muối chính là nguyên nhân chính gây bệnh thận mãn tính. Nếu dung nạp quá nhiều hàm lượng muối vào cơ thể sẽ làm tăng áp suất trong các mạch máu thận, làm thận mệt hơn.
2 – Thực phẩm giàu đạm
Đạm rất cần thiết để xây dựng cơ bắp và các mô. Tuy nhiên nếu bị suy thận thì các chất thải đạm sẽ bị tích tụ trong máu, các chất này được lọc qua thận gây quá tải và tổn thương thận. Do đó, mà việc giảm tiêu thụ các thực phẩm giàu chất đạm sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho thận.
Song cũng nên lưu ý rằng: Hạn chế đạm nhưng cần đảm bảo đủ năng lượng trong ngày, vì nếu không đủ sẽ làm cho việc trao đổi chất trong cơ thể bị thay đổi. Từ đây, cơ thể sẽ đốt cháy mỡ và đạm của các tổ chức mô làm cho cơ thể gầy yếu. Điều này đồng nghĩa với việc tăng hàm lượng chất độc và chế độ ăn hạn chế đạm sẽ là vô nghĩa. Ngoài ra, bệnh thận giai đoạn cuối và đang chạy thận nhân tạo thì nhu cầu đạm sẽ tăng.
Do đó, trong từng giai đoạn cụ thể mà nhu cầu đạm cho cơ thể là khác nhau. Hỏi ý kiến các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xác định lượng đạm bạn cần.
3 – Thực phẩm giàu kali

Ở giai đoạn đầu của bệnh thận, việc hạn chế kali có thể không cần thiết vì thận vẫn có thể loại bỏ các chất kali dư thừa từ máu của bạn. Nhưng với bệnh nhân suy thận và những ai đang chạy thận thì hàm lượng kali nếu không được giữ ở mức cân bằng trở nên rất cao có thể khiến tim ngừng đập. Vì vậy, kiêng các thực phẩm giàu kali khi bị suy thận là cần thiết.
4 – Thực phẩm giàu phospho
Với bệnh nhân suy thận, thận bắt đầu mất khả năng để loại bỏ phospho dư thừa từ máu. Nếu lượng phospho quá cao có thể gây ra những hệ quả cho xương và tim. Vì vậy người bệnh được khuyên ăn ít hơn thực phẩm có chứa chất này.
Thịt và các sản phẩm từ sữa được cho là thực phẩm giàu phospho nhất.
5 – Thực phẩm giàu chất béo

Lượng chất béo dư thừa gây ra những vấn đề liên quan đến huyết áp, tim mạch và các rắc rối khác. Chúng cũng khiến tình trạng bệnh suy thận trở nên xấu đi. Chính vì thế mà hạn chế dùng dầu mỡ, thay vì chiên xào hãy luộc và nướng khi chế biến món ăn.
Ngoài ra, rượu bia, thuốc lá, trà đặc, cafe, các món ăn nhiều gia vị, đồ chua, các loại nấm, thực phẩm chế biến sẵn,… cũng được liệt kê vào danh sách các thực phẩm người bị suy thận không nên ăn.
➥ Bạn nên xem thêm: Thực đơn hàng ngày cho người suy thận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!
Notice: Undefined index: comment_author_numberphone in /home/www.meochuayeusinhly.com/public_html/wp-content/themes/ipad/comments.php on line 74